Hình 1. Thảo luận nhóm sau khi kết thúc tình huống
G.A.S - Gather, Analysis, Summarize. Phương pháp GAS được phát triển tại Trung tâm Mô phỏng WISER thuộc UPMC bởi John O’Donnell và các đồng nghiệp [1].
Trong nghiên cứu "Hơn Một cách để thảo luận nhóm: Một đánh giá trực quan về các phương pháp thảo luận nhóm trong mô phỏng chăm sóc sức khỏe” của Sawyer [2], mô hình GAS (Gather-Analyze-Synthesize) được giải thích như sau:
Lưu ý:
Ví dụ về GAS trong thực tế
Giai đoạn |
Mục tiêu |
Hành động |
Những câu hỏi cần sử dụng |
Thu thập (Lắng nghe) |
(1) Lắng nghe người tham gia để hiểu cảm giác của họ (2) Xác định điều gì đã xảy ra trong tình huống |
a) Khơi dậy trạng thái cảm xúc của người tham gia b) Yêu cầu trưởng nhóm trình bày c) Nhóm yêu cầu làm rõ, bổ sung thông tin |
Hỏi tất cả thành viên: Bạn cảm thấy thế nào? Hỏi trưởng nhóm: Bạn có thể cho biết chuyện gì đã xảy ra không? Hỏi tất cả thành viên: Bạn có bổ sung gì không? |
Phân tích (Suy ngẫm, hướng dẫn) |
(1) Đảm bảo tập trung liên tục vào mục tiêu của buổi học (2) Tạo điều kiện cho người tham gia phản ánh và phân tích hành động cá nhân của họ (3) Tạo điều kiện cho nhóm phản ánh và phân tích các vấn đề chung của nhóm |
a) Xem xét các sự kiện b) Chỉ đạo/chuyển hướng người tham gia để đảm bảo tập trung liên tục vào mục tiêu của buổi học c) Sử dụng kỹ năng động viên/truy vấn d) Báo cáo các quan sát (các vấn đề đúng/sai) e) Đặt một loạt câu hỏi để bộc lộ quá trình tư duy của người tham gia f) Hỗ trợ người tham gia suy ngẫm về hiệu suất của họ g) Xác định những điểm tích cực (Plus) và những điểm cần cải thiện (Delta) h) Xác định các vấn đề về hệ thống/nhóm: để củng cố 'Plus' và xem xét hành động đối với 'Delta' |
Tôi nhận thấy… Hãy kể cho tôi nhiều hơn về… Bạn cảm thấy thế nào về… Bạn đã nghĩ gì khi… Tôi hiểu ý bạn, tiếp theo hãy cho tôi biết về khía cạnh “X” của tình huống Hãy tập trung nào! “Điều quan trọng không phải là nó đúng như thế nào mà là điều gì phù hợp với bệnh nhân” Những vấn đề nào trong làm việc nhóm đã diễn ra tốt? Những vấn đề nào trong làm việc nhóm cần cải thiện? |
Tổng hợp (Giúp người học rút ra kết luận). |
Tạo điều kiện xác định và xem xét các bài học kinh nghiệm |
a) Tóm tắt các ý kiến hoặc phát biểu. b) Người học xác định những điểm nào đã học được |
Nhìn vào mục tiêu ban đầu, chúng ta đã học được gì? Bạn sẽ làm gì khác đi trong tương lai dựa trên những trải nghiệm này? (Hoặc: Nếu có cơ hội xử lý tình huống như thế này ở tương lai, bạn sẽ làm gì khác đi so với những hành động của bạn đã làm trong hôm nay?) |
Lưu ý: nhiệm vụ của người hướng không phải là giảng dạy mà là để hướng dẫn người học suy ngẫm và thực hiện một số thay đổi cần thiết. Khi người học tự nhận ra rằng họ cần phải thay đổi trong quá trình học tập, thì khả năng hiểu và tiếp thu sẽ tăng cao hơn. Việc nhận biết và chấp nhận nhu cầu thay đổi từ chính bản thân sẽ thúc đẩy quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn, vì khi đó người học sẽ chủ động và có động lực tìm hiểu, cải thiện và hiểu sâu hơn vấn đề.
[1] Phrampus, Paul & o'donnell, John. (2013). Debriefing Using a Structured and Supported Approach. The comprehensive textbook of healthcare simulation. 73-84. doi: 10.1007/978-1-4614-5993-4_6.
[2] Sawyer T, Eppich W, Brett-Fleegler M, Grant V, Cheng A (2016). More Than One Way to Debrief: A Critical Review of Healthcare Simulation Debriefing Methods. Simul Healthc. 11(3):209-17. doi: 10.1097/SIH.0000000000000148. PMID: 27254527.
Trung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa: https://cmp.duytan.edu.vn/trung-tam-mo-
phong-y-khoa
Tác giả: ThS. BS. Nguyễn Đình Tùng
Người duyệt bài: ThS. BS. Nguyễn Đình Tùng
Người đăng bài: ThS. Dương Thị Ngọc Bích