star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Trung Tâm Nghiên cứu Côn Trùng - Ký Sinh Trùng


1. Thông tin liên hệ

TS. Phan Quốc Toản

Trung tâm Nghiên cứu Côn trùng – Ký sinh trùng, Trường Đại học Duy Tân.

P202C, 120 Đường Hoàng Minh Thảo, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

ĐT: 0947539170; Email: pqtoan84@gmail.com

2. Địa điểm làm việc

P202 khu C, Trường Đại học Duy Tân, 120 Hoàng Minh Thảo, P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

3. Lãnh đạo hiện nay

TS. Phan Quốc Toản – Giám đốc Trung tâm.

4. Lãnh đạo qua các thời kỳ

TS. Phan Quốc Toản là Giám đốc Trung tâm từ 2017 cho đến nay.

5. Cơ cấu tổ chức

5.1. Sơ lược quá trình phát triển của đơn vị

Trung tâm Thí nghiệm Côn trùng – Ký sinh trùng, tiền thân là một Phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Sinh học Phân tử của Viện Nghiên cứu và Phát triển. Sau đó, vào ngày 7/8/2017 nhà trường ra quyết định thành lập Trung tâm Thí nghiệm Côn trùng – Ký sinh trùng và bổ nhiệm TS. Phan Quốc Toản làm Giám đốc Trung tâm.

5.2. Tình hình nhân lực hiện nay

Hiện nay Trung tâm có 6 nhân sự, bao gồm 2 Tiến sỹ (TS. Phan Quốc Toản & TS. Tosaphol Saetung Keetapithchayakul – người Thái Lan), 02 Thạc sỹ (NCS. Hồ Viết Hiếu & ThS. Nguyễn Văn Tân) và 02 Cử nhân (CN. Đặng Thị Kim Mai & CN. Tạ Phương Mai).

5.3. Cơ sở vật chất

Hiện nay trung tâm phụ trách 2 phòng thực hành ký sinh trùng – côn trùng với hơn 40 kính hiển vi Quang học và 02 kính hiển vi soi nổi hiện đại. Cơ sở vật chất của trung tâm có nhiều bộ mẫu tiêu bản ký sinh trùng, côn trùng, rắn…phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu, tham quan với nhiều bộ mẫu hiếm như chuồn chuồn, bướm…Ngoài ra còn có 01 máy cắt tiêu bản tay quay và nhiều trang thiết bị khác phục vụ cho nghiên cứu khoa học.


 

5.4. Chức năng nhiệm vụ

  • Chức năng: Trung tâm nghiên cứu Côn trùng – Ký sinh trùng của Trường Đại học Duy Tân có chức năng nghiên cứu, cung cấp dịch vụ sự nghiệp thuộc lĩnh vực phòng, chống bệnh ký sinh trùng, bệnh nhiệt đới liên quan, côn trùng truyền bệnh và côn trùng học. Bên cạnh đó tham gia giảng dạy cho đào tạo cử nhân Dược, Điều Dưỡng và Bác sỹ chuyên môn cơ sở, phòng, chống bệnh ký sinh trùng - côn trùng và Cử nhân các ngành Sinh học, Sinh thái học môi trường, Khoa học tự nhiên, Động vật học, Đa dạng sinh học và Bảo tồn... đáp ứng nhu cầu xã hội theo quy định của pháp luật.
  • Nhiệm vụ:

- Đề xuất, thực hiện, triển khai các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực côn trùng và ký sinh trùng trên người và động vật.

- Tham gia phối hợp với các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực côn trùng và ký sinh trùng trên người và động vật.

- Thu thập mẫu vật côn trùng và ký sinh trùng để làm tiêu bản lưu trữ phục vụ nghiên cứu khoa học, tham quan học tập và giảng dạy cho sinh viên.

- Tham gia giảng dạy môn Ký sinh trùng cho Trường Y Dược và các môn chuyên ngành khác nếu có yêu cầu.

- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới trong lĩnh vực côn trùng, ký sinh trùng theo tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của Hiệu trưởng.

- Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định của pháp luật như: Điều tra dịch tễ học; Xét nghiệm Ký sinh trùng cho bệnh nhân; Điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn...

- Thực hiện các Chức năng, nhiệm vụ khác theo đề xuất, yêu cầu của BGH nhà trường.

6. Hoạt động chuyên môn

Hiện nay Trung tâm đang có 3 hướng nghiên cứu chính: Nhóm nghiên cứu của TS. Phan Quốc Toản nghiên cứu về đa dạng và bảo tồn các loài côn trùng rừng, côn trùng nông nghiệp. Nhóm nghiên cứu của ThS. Hồ Viết Hiếu về các loại côn trùng y học và nhóm của ThS. Nguyễn Văn Tân về nghiên cứu đa dạng và bảo tồn các loài Bò sát, ếch nhái, cũng như các biện pháp xử lý, phòng chống khi bị rắn độc cắ

7. Thành tích nổi bật

  • Các cán bộ Trung tâm đã và đang thực hiện 01 đề tài Nafosted, 03 dự án hợp tác quốc tế, 01 đề tài cấp thành phố Đà Nẵng, 01 đề tài cấp tỉnh Gia Lai và 04 đề tài cấp trường Đại học Duy Tân.
  • Tính từ 8/2017 đến nay, Trung tâm đã công bố 83 bài báo khoa học, trong đó có 49 bài ISI, 27 bài báo trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành và 7 bài báo trong nước, đồng thời hướng dẫn nhiều sinh viên các khoa Y, Dược nghiên cứu khoa học.
  • Trung tâm hiện có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với nhiều chuyên gia và tổ chức trong và ngoài nước để phối hợp triển khai các nghiên cứu khoa học.

8. Định hướng phát triển

Thứ nhất, tiếp tục tìm kiếm và tuyển dụng các nhà nghiên cứu về nhiều chuyên ngành khác nhau trong lĩnh vực động vật học và côn trùng – ký sinh trùng, để từ đó thành lập các nhóm nghiên cứu về hai hướng nghiên cứu chính: (1) nghiên cứu đa dạng và bảo tồn động vật học; và (2) nghiên cứu dịch tễ các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Thứ hai, phối hợp với các trung tâm, khoa và phòng ban trong trường Y dược để tham gia vào các nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của trung tâm như xét nghiệm bệnh ký sinh trùng, phòng chống độc do rắn độc cắn…