Ngày 14/06/2025 vừa qua, Trung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa (MedSim) phối hợp với Khoa Y đã tổ chức thành công buổi tập huấn phương pháp giảng dạy mô phỏng cho Giảng viên Khoa Y, trường Y Dược, Đại học Duy Tân.
Mục tiêu của buổi tập huấn
Mô phỏng là một kỹ thuật được sử dụng trong giáo dục chăm sóc sức khỏe để giúp người học trải nghiệm bằng các kịch bản được thiết kế nhằm tái tạo các bối cảnh lâm sàng thực tế [1]. Phương pháp này giúp học viên làm quen với tình huống thực tế, nâng cao kỹ năng xử lý và giảm thiểu rủi ro khi đối mặt với người bệnh. Mô phỏng tạo ra môi trường an toàn, linh hoạt để giảng viên và người học trải nghiệm, học hỏi hiệu quả. Nhằm giúp giảng viên Y khoa hiểu rõ hơn và áp dụng phương pháp giảng dạy mô phỏng, cải thiện kỹ năng giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo.
Quy trình tổ chức buổi tập huấn
Buổi tập huấn được chia làm 2 phần: Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển tình huống và Tình huống mô phỏng thực tế.
Các giai đoạn phát triển tình huống diễn ra theo một quy trình chặt chẽ và hợp lý, bao gồm năm giai đoạn quan trọng:
Hình 1. Cán bộ Trung tâm trao đổi, tập huấn cùng giảng viên Y khoa
Tình huống mô phỏng thực tế
Để đảm bảo tính thực tế, Trung tâm đã phối hợp với giảng viên chuẩn bị một tình huống mô phỏng: Xử trí trẻ sốt, co giật đưa vào bệnh viện cấp cứu. Với bối cảnh tại phòng thực hành được thiết kế mô phỏng giống như một phòng bệnh viện chuẩn, hiện đại, với đầy đủ trang thiết bị cơ bản, giúp tạo môi trường học tập sinh động và thực tế nhất cho sinh viên.
Thành phần tham gia:
- 03 bạn sinh viên: 01 bạn đóng vai bác sĩ và 2 bạn đóng vai điều dưỡng.
- Giảng viên hướng dẫn và chuyên viên kỹ thuật: quan sát và hỗ trợ qua hệ thống micro từ phòng điều khiển.
- Mô hình và người đóng vai người nhà: SimBaby (Mô hình mô phỏng bệnh nhi 9 tháng tuổi giúp huấn luyện kỹ năng cấp cứu và chăm sóc trẻ em) đóng vai bệnh nhi nhập viện cấp cứu và chuyên viên của Trung tâm đóng vai người nhà bệnh nhi.
Và các giảng viên y khoa khác cùng quan sát quá trình diễn tập tình huống mô phỏng.
Sau khi tình huống kết thúc, các Giảng viên cùng với đội ngũ chuyên viên của Trung tâm đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua buổi diễn tập. Từ đó, giúp cho việc áp dụng tình huống mô phỏng vào các buổi thực hành được chuẩn bị tốt và hiệu quả hơn.
Hình 2. Mô phỏng tình huống xử trí trẻ sốt, co giật trong buổi tập huấn tại Trung tâm
Kết quả và Ý nghĩa của buổi tập huấn
Buổi tập huấn đã diễn ra thành công, đạt được mục tiêu đề ra là nâng cao kỹ năng giảng dạy mô phỏng cho các giảng viên Khoa Y. Các giảng viên đã có cơ hội quan sát trực tiếp chạy tình huống mô phỏng, trao đổi kinh nghiệm, và cải thiện kỹ năng xử lý tình huống trong môi trường mô phỏng. Ngoài ra, việc tiếp cận với các thiết bị và phương pháp giảng dạy hiện đại cũng giúp giảng viên nắm bắt được các công cụ giảng dạy mới, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
Buổi tập huấn không chỉ giúp giảng viên nâng cao khả năng sử dụng mô phỏng mà còn góp phần quan trọng trong việc đào tạo các thế hệ y bác sĩ giỏi, sẵn sàng đối mặt với những tình huống khẩn cấp trong thực tế. Giảng viên được trang bị thêm nhiều kỹ năng để áp dụng phương pháp giảng dạy mô phỏng vào các buổi thực hành, từ đó tạo ra một môi trường học tập an toàn và hiệu quả hơn cho sinh viên.
Buổi tập huấn phương pháp giảng dạy mô phỏng đã cung cấp một nền tảng vững chắc cho các giảng viên trong việc áp dụng mô phỏng vào giảng dạy y khoa. Việc này không chỉ giúp giảng viên cải thiện kỹ năng giảng dạy mà còn giúp sinh viên tiếp cận được các tình huống thực tế, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và chuẩn bị tốt hơn cho công tác chăm sóc sức khỏe.
Thông tin tham khảo:
[1] S. McLaughlin, M. T. Fitch, D. G. Goyal, E. Hayden, C. Y. Kauh, T. A. Laack, T. Nowicki, Y. Okuda, K. Palm, C. N. Pozner, J. Vozenilek, E. Wang, & J. A. Gordon, (2008), “Simulation in graduate medical education: A review for emergency medicine”. Academic Emergency Medicine, 15(11), 1117-29.
Trung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa: https://cmp.duytan.edu.vn/trung-tam-mo-phong-y-khoa
Khoa Y Đại học Duy Tân: https://cmp.duytan.edu.vn/khoa-y-2ng
Tác giả: CN. Lê Thị Cẩm Nhung
Người duyệt bài: ThS. BS. Nguyễn Đình Tùng
Người đăng bài: CN. Lê Thị Hoa