star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

SÂU RĂNG SỚM Ở TRẺ EM: KHÔNG NÊN CHỦ QUAN!


1. Sâu răng sớm là gì?

           Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sâu răng sớm (Early childhood Caries – ECC) là tình trạng có ít nhất một tổn thương sâu răng, mất răng hoặc trám răng trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ từ 71 tháng tuổi (5 tuổi 11 tháng) trở xuống.

 

Hình 1: Hình ảnh minh hoạ tình trạng sâu răng sớm ở trẻ nhỏ

Nguồn: Treating Early Childhood Caries in Brisbane

2. Nguyên nhân gây sâu răng sớm ở trẻ em là gì?

           Sâu răng sớm là một bệnh lý có cơ chế bệnh sinh đa yếu tố, chủ yếu liên quan đến sự tương tác giữa vi sinh vật và đường trên bề mặt răng trong một thời gian nhất định. Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của bệnh và sự phát triển của tổn thương sâu răng.

           Dưới đây là mô hình minh hoạ các yếu tố chính gây nên sâu răng sớm ở trẻ em

 

Nguồn: Anil S, Anand PS. Early Childhood Caries: Prevalence, Risk Factors, and Prevention. Front Pediatr. 2017 Jul 18;5:157.

3. Hậu quả của sâu răng sớm là gì?

🚨 Ảnh hưởng đến dinh dưỡng: Trẻ bị đau răng có thể biếng ăn, chậm tăng cân.

🚨 Rối loạn phát âm: Mất răng sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.

🚨 Tăng nguy cơ sâu răng vĩnh viễn: Răng sữa hỏng sớm có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

🚨 Ảnh hưởng tâm lý: Trẻ có thể mất tự tin do răng bị tổn thương hoặc đổi màu.

4. Cách phòng ngừa sâu răng sớm cho trẻ là gì?

Chăm sóc răng miệng đúng cách:

  • Vệ sinh nướu bằng gạc ướt trước khi mọc răng.
  • Chải răng bằng kem chứa fluoride ngay khi răng đầu tiên mọc lên.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm.

Kiểm soát chế độ ăn uống:

  • Hạn chế đồ ngọt, không cho trẻ bú bình khi ngủ.
  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D giúp răng chắc khỏe.
  • Uống nước có fluoride hoặc bổ sung fluoride theo chỉ định của bác sĩ.

Khám răng định kỳ:

  • Đưa trẻ đi khám nha khoa từ lúc 1 tuổi và định kỳ 6 tháng/lần.
  • Bác sĩ có thể bôi fluoride hoặc trám bít hố rãnh để ngăn ngừa sâu răng.

Tác giả: BS Lê Thị Thanh Tuyền

Người duyệt: TS. BS Lê Anh Tuân, ThS. BSNT Nguyễn Hà Quốc Trung

Đăng bài: ThS. BS Trần Anh Tuấn