star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Phát hiện loài Thằn lằn mới ở Hà Giang: Scincella alia – Viên ngọc ẩn mình trên dãy Tây Côn Lĩnh


Scincella alia Bragin, Zenin, Nguyen & Poyarkov, 2025_Thằn lằn cổ Tây Côn Lĩnh

Một loài thằn lằn hoàn toàn mới vừa được phát hiện tại vùng núi Tây Côn Lĩnh, tỉnh Hà Giang, phía Bắc Việt Nam. Loài này thuộc giống Scincella – nhóm thằn lằn bóng sống trên mặt đất thường sinh sống trên nền rừng – và được đặt tên là Scincella alia.

Scincella alia Bragin, Zenin, Nguyen & Poyarkov, 2025_Thằn lằn cổ Tây Côn Lĩnh

Đặc điểm nhận diện

Scincella alia có kích thước trung bình (dài khoảng 39–42 mm), thân thon dài và vảy lưng nhẵn. Đặc biệt, chúng sở hữu các vạch sọc màu sẫm chạy dọc lưng và đuôi, bụng không có đốm đen, nhưng phần dưới của đuôi lại có các hoa văn sẫm đặc trưng. Con đực và cái có màu sắc bụng khác nhau: vàng kem ở con cái và vàng chanh ở con đực.

 

Xác nhận bằng phân tích DNA

Ngoài các đặc điểm hình thái, loài mới còn được xác nhận thông qua phân tích gen ty thể (COI và 16S rRNA). Kết quả cho thấy Scincella alia có mức sai khác di truyền đủ lớn (>10%) để tách biệt hoàn toàn khỏi các loài Scincella khác đã biết.

Phân bố các loài thằn lằn cổ chi Scincella tại miền Bắc Việt Nam

 

Một bước tiến trong nghiên cứu đa dạng sinh học

Với phát hiện này, tổng số loài Scincella trên thế giới đã tăng lên 43 loài. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần đánh giá lại các quần thể thuộc nhóm Scincella monticola ở Việt Nam – một nhóm phức hợp có thể đang ẩn chứa thêm nhiều loài mới chưa được mô tả.

Phát hiện này không chỉ làm phong phú thêm kho tàng động vật Việt Nam mà còn cho thấy vùng núi cao Hà Giang vẫn còn là “kho báu” sinh học đầy tiềm năng cho các nghiên cứu tương lai