THẠC SĨ DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
I. Tổng quan
Chương trình Thạc sĩ dược liệu – dược học cổ truyền nhằm đào tạo những thạc sĩ Dược có thể đảm nhận các vị trí công tác ở công ty kinh doanh dược liệu và thuốc cổ truyền; các cơ sở nuôi trồng dược liệu; các công ty sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, hoá thực phẩm trong các bộ phận như Nghiên cứu phát triển, Đảm bảo chất lượng, Kiểm nghiệm và Sản xuất thuốc thuốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền; giảng viên, nghiên cứu viên tại các Trường, Viện nghiên cứu về dược liệu, dược học cổ truyền, hoá học các hợp chất tự nhiên; nhân viên/ cán bộ quản lý tại khoa dược bệnh viện, đặc biệt mảng liên quan tới dược học cổ truyền; chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về Dược.
Thời gian khóa học là 2 năm (4 học kỳ, 63 tín chỉ).
II. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung: Đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Dược liệu – Dược học cổ truyền nhằm đào tạo thạc sĩ có phẩm chất chính trị vững vàng; nắm bắt được những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Dược liệu – Dược học cổ truyền; đào tạo những thạc sĩ có trình độ sâu, rộng về lý thuyết, có kỹ năng cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập sáng tạo, có kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng được các công nghệ mới hiện đại trong lĩnh vực Dược nói chung và Dược liệu – Dược học cổ truyền nói riêng; và có tinh thần trách nhiệm, phát huy phẩm chất, y đức trong thực hành nghề nghiệp; có đủ trình độ tiếng Anh để sử dụng khi nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực Dược.
III. Chuẩn đầu ra
1. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được
1.1. Yêu cầu về kiến thức:
- Trình bày được các yêu cầu, nội dung và nguyên tắc của thực hiện GACP, đảm bảo chất lượng dược liệu và thuốc có nguồn gốc tự nhiên.
- Mô tả được các yêu cầu, nguyên tắc và phương pháp chiết xuất hiện đại, các phương pháp phân tích – phổ ứng dụng trong phân tích, phân lập và xác định các hợp chất tự nhiên.
- Áp dụng được các nguyên lý cổ truyền và dược lý hiện đại trong chế biến và sử dụng thuốc cổ truyền.
1.2. Yêu cầu về kỹ năng
- Thành thạo các thao tác, sử dụng các dụng cụ thiết bị hiện đại cũng như các phương pháp ứng dụng cho việc chiết xuất, tinh chế, xác định được cấu trúc một số hợp chất tự nhiên và kiểm nghiệm dược liệu.
- Thực hiện được các kỹ năng thực hành trong bảo tồn và phát triển dược liệu – dược học cổ truyền.
- Hướng dẫn sử dụng an toàn, hiệu quả các dược liệu, thuốc từ dược liệu và thuốc cổ truyền cho người sử dụng.
- Xây dựng được kỹ năng viết đề cương, báo cáo khoa học, kỹ năng lập kế hoạch - thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học, dự án các cấp.
1.3. Yêu cầu về thái độ:
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật, đặc biệt đối với việc sử dụng dược liệu và thuốc có nguồn gốc tự nhiên.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
1.4. Chuẩn đầu ra về ngoại ngữ:
IV. Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học
Theo các chính sách chung của nhà trường, ngoài ra, khoa hỗ trợ và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học, cụ thể:
+ Thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại cấp lớp học, cấp khoa, cấp trường để tiếp thu, giải đáp kịp thời các thắc mắc của học viên.
+ Liên kết, tìm kiếm các doanh nghiệp tổ chức các buổi trao đổi về học thuật để nâng cao kiến thức chuyên môn thực tế cho các học viên.
V. Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện
Thực hiện theo Quyết định số 6874/QD-ĐHDT ngày 31/12/2021; công khai trên hệ thống quản lý đào tạo của Trường và tài khoản của từng người học
VI. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tự học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn.
- Có khả năng theo học chương trình đào tạo tiến sĩ dược học
- Có khả năng thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Dược liệu – Dược học cổ truyền.
VII. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhiệm các vị trí công tác có yêu cầu sử dụng thạc sỹ dược học công ty kinh doanh dược liệu và thuốc cổ truyền; các cơ sở nuôi trồng dược liệu; các công ty sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, hoá thực phẩm trong các bộ phận như Nghiên cứu phát triển, Đảm bảo chất lượng, Kiểm nghiệm và Sản xuất thuốc thuốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền.
- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các Trường, Viện nghiên cứu về dược liệu, dược học cổ truyền, hoá học các hợp chất tự nhiên.
- Nhân viên/ cán bộ quản lý tại khoa dược bệnh viện, đặc biệt mảng liên quan tới dược học cổ truyền.
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về Dược.
Người viết: Nguyễn Thị Thùy Linh