Thảo luận nhóm (Debriefing) trong Giảng dạy Mô phỏng Y khoa là một giai đoạn sau hoạt động học tập trải nghiệm tình huống mô phỏng, trong đó người học/nhóm tự phản ánh, xem xét và thảo luận về hoạt động với mục tiêu cải thiện kỹ năng lâm sàng và đánh giá cá nhân/nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn thực hành.
Các kịch bản tình huống mô phỏng lâm sàng có độ phức tạp và yêu cầu các kỹ năng khác nhau. Ví dụ, mô phỏng y khoa có thể được sử dụng cho sinh viên Dược để thực hành cách quản lý thuốc hoặc cho các bác sĩ đa khoa thực hành chăm sóc phụ nữ sau sinh. Sau mỗi kịch bản, một buổi thảo luận nhóm được tiến hành bởi một hoặc nhiều chuyên gia. Thảo luận nhóm được cho là yếu tố quan trọng nhất của trải nghiệm mô phỏng.
Việc thảo luận nhóm xuất phát từ quân đội, khi những người lính trở về sau nhiệm vụ và báo cáo các công việc đã làm. Thông tin từ báo cáo giúp xây dựng chiến lược tiếp theo hoặc giảm thiểu sang chấn tâm lý. Trong giáo dục mô phỏng y khoa, thảo luận nhóm tạo môi trường an toàn cho việc học tập và thực hành lâm sàng. Qua thảo luận, học viên và người hướng dẫn xác định vấn đề cần cải thiện, từ đó thay đổi hành vi và nâng cao thực hành lâm sàng.
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thảo luận nhóm. Những yếu tố này bao gồm:
Tạo ra một không gian học tập an toàn là điều quan trọng vì tham gia mô phỏng có thể ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của người học. Điều này cần bắt đầu từ giai đoạn đầu của cuộc thảo luận nhóm. Các câu hỏi khởi đầu thường xoay quanh các vấn đề cơ bản như "cái gì" hoặc "như thế nào", với nhiều câu hỏi mở và không mang tính chất đánh giá người học. Người học cần được khích lệ và cảm thấy sự đóng góp của họ được đánh giá cao. Người hướng dẫn thường nhấn mạnh các vấn đề/quan điểm từ buổi mô phỏng để khơi dậy cuộc thảo luận. Cuộc thảo luận nhóm nên diễn ra ngay sau tình huống mô phỏng.
Lưu ý, thảo luận nhóm hoàn toàn xoay quanh người học và người học nên nói nhiều hơn người hướng dẫn. Thảo luận nhóm trong mô phỏng được áp dụng phổ biến để tăng cường giao tiếp nhóm, tạo động lực và cải thiện hiệu quả học tập.
Hình ảnh thảo luận nhóm (Debriefing) sau khi kết thúc tình huống
CÔNG CỤ THẢO LUẬN NHÓM TRONG MÔ PHỎNG Y KHOA
Có nhiều phương pháp thảo luận nhóm trong mô phỏng Y khoa, thường sử dụng phổ biến nhất là phương pháp SHARP và phương pháp G.A.S. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến phương pháp SHARP.
Phương pháp SHARP (Set Learning Objectives, How Did It Go, Address Concerns, Review Learning Points, Plan Ahead) từ Đại học Imperial London, cung cấp các nguyên tắc cơ bản để hướng dẫn buổi thảo luận nhóm hiệu quả. Cụ thể:
Áp dụng phương pháp SHARP sẽ giúp tạo ra môi trường thảo luận nhóm chất lượng và mang lại những kết quả tích cực cho quá trình học tập và phát triển cá nhân. [1].
Các câu hỏi thảo luận nhóm bao gồm 5 bước:
B1: S - đặt mục tiêu học tập
- Mục tiêu của bạn trong tình huống này là gì?
B2: H - Quá trình học diễn ra như thế nào
- Tình huống đã diễn ra như thế nào?
- Những vẫn đề nào trong tình huống đã xử lý tốt? Tại sao lại tốt?
B3: A - Giải quyết các vấn đề
- Những vấn đề nào trong tình huống đã không xử lý tốt? Tại sao lại không tốt?
B4: R - Đánh giá điểm học tập
- Mục tiêu học tập của bạn đã đạt được chưa?
- Bạn đã học được kỹ năng/kỹ thuật gì trong tình huống đó?
- Kỹ năng làm việc nhóm mà bạn đã học được là gì?
B5: P - Lập kế hoạch cho tương lai
- Bạn sẽ làm gì để cải thiện khả năng xử lý tình huống trong tương lai?
Thông tin tham khảo
[1] J. Turner (2018). Debriefing Guidance - Postgraduate Medical Education: Debriefing Guidance. Version 2.0.
Online Pdf file at https://pgme.info/wp-content/uploads/2018/04/debrief-guidance-all-FINAL.pdf
Trung tâm Thực hành Mô phỏng Y khoa: https://cmp.duytan.edu.vn/trung-tam-mo-
phong-y-khoa
Tác giả: ThS. BS. Nguyễn Đình Tùng
Người duyệt bài: BS. Nguyễn Hoàng Quỳnh Mai
Người đăng bài: ThS. Dương Thị Ngọc Bích