star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Giới thiệu Trung tâm Sinh học Phân tử


GIỚI THIỆU TRUNG TÂM SINH HỌC PHÂN TỬ

1. Thông tin liên hệ

Trung tâm Sinh học Phân tử - Trường Y Dược – Đại học Duy Tân

https://ird.duytan.edu.vn/molbio

Điện thoại: (0511) 382.7111 (402)

2. Địa điểm làm việc

Phòng 402A, 402B, 401 - Cơ sở 7/25 Quang Trung – Đà Nẵng

 

3. Lãnh đạo hiện nay

 

Giám đốc: Đinh Phong Sơn

Chức vụ kiêm nhiệm: Giảng viên Trường Y Dược, Đại học Duy Tân

Học vị: Tiến sĩ y khoa

Chuyên ngành: Bệnh lý học - Sinh học Phân tử

Lĩnh vực nghiên cứu: Chẩn đoán bệnh lý bằng mẫu sinh thiết lỏng không xâm lấn

Chứng chỉ chuyên môn nghề nghiệp:

Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, Chứng chỉ đảm bảo chất lượng xét nghiệm, Chứng chỉ an toàn sinh học cấp II, Chứng chỉ quản lý trang thiết bị xét nghiệm...

Điện thoại: 0982080019

Email: dinhphongson@dtu.edu.vn

4. Lãnh đạo qua các thời kỳ

2022 - Đến nay : Tiến sĩ  Đinh Phong Sơn

2012-2022.

5. Cơ cấu tổ chức

5.1. Sơ lược quá trình phát triển của đơn vị

Được thành lập vào tháng 12/2012, Trung tâm Sinh học phân tử (Center for Molecular Biology), trước đây thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao (Institude of Research and Development), Đại học Duy Tân (Duy Tân university). Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Sinh học Phân tử trực thuộc Trường Y Dược, Đại học Duy Tân.

5.2. Tình hình nhân lực hiện nay

STT

Họ và tên

Học vị

Chuyên ngành

Chức vụ

1

Đinh Phong Sơn

Tiến sĩ Y khoa        

Bệnh lý học – Sinh học Phân tử

Giám đốc kiêm Phó Trưởng Bộ môn Kỹ thuật xét nghiệm y học

2

Nguyễn Đình Minh Quân Cao học Kỹ thuật xét nghiệm

Chuyên viên

3

Phạm Hạ Uyên

Nghiên cứu sinh Công nghệ sinh học

Chuyên viên

5.3. Cơ sở vật chất

Trung tâm SHPT đã đầu tư xây dựng một hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến, đồng bộ. Các nhà khoa học của Trung tâm Sinh học Phân tử đang triển khai rất nhiều hướng nghiên cứu về Truyền nhiễm, Di truyền, Bảo tồn đa dạng sinh học, Công nghệ lên men, Ung thư, Dược lý…. với hệ thống máy móc hiện đại như: Máy ly tâm lớn, PCR machine, Máy giải trình tự AB3500, MaxQ8000 Shaker, Các hệ thống điện di DNA, protein…

 

 

5.4. Chức năng nhiệm vụ

         Trung tâm Sinh học Phân tử trực thuộc Trường Y Dược – Đại học Duy Tân. Chức năng của Trung tâm là tổ chức triển khai các nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính nền tảng, tính chiến lược trên cơ sở bám sát các định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và các tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại ở trong nước và trên thế giới. Tập hợp và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao. Tạo môi trường thuận lợi cho công tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tham gia công tác quản lý đào tạo sinh viên khối ngành Khoa học sức khỏe, tiếp tục củng cố và phát huy năng lực công nghệ cao trong ứng dụng kỹ thuật vào thực tiễn.

 

 

6. Hoạt động chuyên môn

Nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ

  • Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, cụ thể triển khai nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao.
  • Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ; chuyển giao và tư vấn chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước, hợp tác cùng các đối tác khác để chuyển giao hay tư vấn chuyển giao công nghệ ra nước ngoài.

Quản lý và tham gia công tác đào tạo

  • Tập hợp các sinh viên khối khoa học sức khỏe có đam mê để tiếp tục nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo, tiềm năng.
  • Khuyến khích sáng tạo, chọn lọc các ý tưởng, dự án có tiềm năng và hỗ trợ cho sinh viên phát triển toàn diện.
  • Hướng dẫn sinh viên tham gia các cuộc thi về khoa học.

Liên kết và hợp tác quốc tế

  • Trung tâm SHPT đã mở rộng liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế để triển khai nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học phân tử.

Liên kết các Khoa, Phòng, Ban và Trung tâm khác trong Nhà Trường

  • Tham gia giảng dạy ở các Khoa có chuyên ngành liên quan.

Tổ chức đội ngũ nhân lực phát triển

  • Xây dựng đội ngũ nhân viên thích hợp để phát triển theo phương hướng phát triển của Trung tâm.
  • Huấn luyện nhân viên có đủ trình độ để tham gia phát triển các đề tài nghiên cứu các cấp.

 

 

 

7. Thành tích nổi bật

 

 

2016 - 2017

2017 - 2018

2018 - 2019

2019 - 2020

2020 - 2021

2021 - 2022

2022 - 2023

2023 - 2024

Tổng số nhân sự

13

7

7

7

6

4

2

3

Bài báo  ISI

16

4

7

16

11

0

3

2

Bài báo quốc tế/ Book chapter

2

2

0

6

1

1

1

0

Bài báo quốc gia

8

13

9

10

5

2

3

4

Tổng số giờ giảng dạy

2221

1466

1296

554

327

245

495

650

Đề tài

 

2

2

3

2

0

3

3

Seminar/ hội nghị

21

9

16

23

10

0

3

4

           TS. Đinh Phong Sơn Giải Nhì " Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh" tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

           TS. Đinh Phong Sơn Giải Xuất sắc " Khoa học kỹ thuật bệnh viện ung bướu lần thứ I" tại Thành phố Đà Nẵng năm 2024

           TS. Đinh Phong Sơn Giải Xuất sắc " Đại hội Hội hô hấp Việt Nam" tại Thành phố Hà Nội năm 2024

           Ngoài ra, từ năm 2022 Trung tâm sinh học phân tử đã đẩy mạnh tham gia công tác giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học (NCKH) trong sinh viên khối sức khỏe, cụ thể: Giải nhì NCKH (2023) cấp Trường Y Dược; Giải nhì NCKH (2023) cấp Đại học Duy Tân; Giải Ba NCKH (2023) cấp Bộ Giáo dục và đào tạo; Giải Nhất NCKH (2024) cấp Trường Y Dược; Giải nhất NCKH (2024) cấp Đại học Duy Tân...

 

 

8. Định hướng phát triển

- Kỹ thuật PCR, qRT-PCR cho circRNA, miRNA, giải trình tự gene;

- Thuật toán tin sinh học dự báo mạng tương tác LncRNA/circRNA-miRNA-mRNA-Protein-Drug;

- Nuôi cấy tế bào, vi khuẩn;

- Kỹ thuật đánh giá chức năng tế bào;

- Chỉnh sửa Gene CRISPR/Cas9;

- Plasmid tái tổ hợp;

- Đa hình nucleotid (SNP);

- Lai tại chổ định vị huỳnh quang (FISH);

- Quá biểu đạt (Overexpression), câm lặng mục tiêu (silencing) circRNA và mRNA trong mô hình tế bào ;

- miRNA inhibitor/ mimic;

- Kỹ thuật luciferase xác nhận sự tương tác mạng lưới LncRNA/circRNA-miRNA-mRNA;

- Kỹ thuật Western Blot;

- Dự đoán tương tác Protein- Drug, Giả lập mô phỏng quá trình tương tác thuốc.